Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Hồng Đức

12/23/2023 9:52:25 AM
Sáng 22/12/2023, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm và làm việc với Trường ĐH Hồng Đức về kết quả hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo giai đoạn 2015-2023.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/1f9a6982jpg-20231222124551-e.jpg

Đồng chí Lê Đức Giang - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì buổi làm việc

Cùng đi có đại diện Lãnh đạo các ngành, đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông; Văn phòng UBND tỉnh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa.

Về phía Trường ĐH Hồng Đức có PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Lê Viết Báu – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; Trưởng, Phó các đơn vị, tổ chức, đoàn thể cấp Trường; cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/z4997937583914-0389fbfcd7871f0713dede04b7fbee9e-20231222093300-e.jpg

PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng trình bày báo cáo kết quả hoạt động KHCN  Trường ĐH Hồng Đức giai đoạn 2015-2023

Tại buổi làm việc, PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng đã báo cáo về một số thành tựu của Trường ĐH Hồng Đức sau 26 năm xây dựng và phát triển. Trường Đại học Hồng Đức là Trường ĐH công lập đa ngành, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trải qua quá trình phát triển, Nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước. Hiện nay, Nhà trường có 31 đơn vị trực thuộc, trong đó có: 12 khoa đào tạo; 08 phòng, 01 ban; 08 trung tâm và 02 trường trực thuộc. Tổng số cán bộ, giảng viên của Nhà trường là 649 người (trong đó có 28 Phó Giáo sư, 188 tiến sĩ). Trường ĐH Hồng Đức đã được công nhận Đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ĐH 02 lần (năm 2017 và năm 2022); 100% chương trình đào tạo cử nhân đã thực hiện Tự đánh giá và cập nhật dữ liệu, trong đó có 21 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT: 02 CTĐT (năm 2019), 04 CTĐT (năm 2021, 08 CTĐT (năm 2022), 07 CTĐT (năm 2023); Năm 2019 được xếp hạng 49/256 cơ sở giáo dục ĐH có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam; Năm 2020, ĐH Hồng Đức đứng thứ 30/100 và năm 2023 xếp thứ 38/184 top trường đại học tốt nhất Việt Nam dựa trên các tiêu chí xếp hạng của Webometrics. Nhà trường đang tổ chức đào tạo 06 chuyên ngành tiến sĩ, 20 chuyên ngành thạc sĩ, 33 ngành ĐH và một số chuyên ngành thạc sĩ hợp tác đào tạo với các trường ĐH nước ngoài với tổng số hơn 10.000 học viên, sinh viên.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/z4998221941560-a7213f29231e2b5ceff8295f07624591-20231222103129-e.jpg

Đồng chí Lê Đức Giang - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và lãnh đạo một số ban ngành tham dự buổi làm việc 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/z4997937256877-108c07bc0edc873d035704abc4ec3cb5-20231222093248-e.jpg

Đại biểu tham dự buổi làm việc

Cũng tại buổi làm việc, PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã trình bày Báo cáo Kết quả hoạt động khoa học, công nghệ & đổi mới sáng tạo giai đoạn 2015-2023; phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, giai đoạn 2015-2023, hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường có bước phát triển vượt bậc. Kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án; kết quả ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Trường và năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên; phục vụ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá và đất nước. Nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ do Trường ĐH Hồng Đức chủ trì là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, ngành, lĩnh vực của Tỉnh. Giai đoạn 2015-2023, Nhà trường đã thực hiện 440 đề tài, trong đó 14 đề tài cấp Nhà nước, 45 đề tài cấp Bộ, 55 đề tài cấp tỉnh, 326 đề tài cấp cơ sở; 07 sản phẩm được đăng ký bảo hộ và sở hữu trí tuệ và 01 sản phẩm đang gửi hồ sơ đăng ký. Sinh viên toàn trường thực hiện 913 đề tài khoa học, trong đó có 352 đề tài đạt giải cấp trường, 12 đề tài đạt giải cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo (03 giải Nhì, 03 giải Ba và 06 giải Khuyến khích). Nhà trường đã tổ chức 314 hội nghị, hội thảo các cấp, trong đó có 09 hội thảo quốc tế; cán bộ, giảng viên Trường ĐH Hồng Đức đã công bố được 4.137 bài báo trong nước (trung bình 1,13 bài báo/1 giảng viên), 414 bài báo quốc tế (trung bình 0,11 bài báo/1 giảng viên), số lượng bài báo công bố trên tạp chí ISI, SCI, SCOPUS là 372 bài. Số lượng bài báo của cán bộ, giảng viên Nhà trường đều tương ứng và lớn hơn số đề tài được nghiệm thu; tỷ lệ số bài báo/số đề tài là 4551 bài báo/440 đề tài (10.34 bài báo/1 đề tài). Tạp chí Khoa học Trường ĐH Hồng Đức xuất bản 6 số/năm với ngôn ngữ xuất bản bằng cả tiếng Việt và 01-02 số tiếng Anh/năm. Hiện nay, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công nhận tính điểm công trình cho 5 ngành Tạp chí của Nhà trường cụ thể như sau: Văn học (0 - 0,5đ), Nông nghiệp - Lâm nghiệp (0 - 0,5đ); Giáo dục học (0 - 0,5đ); Vật lý (0 - 0,25 đ) và Kinh tế (0 - 0,25 đ); Nhà trường đã xây dựng, hình thành được các nhóm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học đa dạng, phong phú, cụ thể; hoạt động NCKH ngày càng gắn với địa chỉ ứng dụng và giải quyết trực tiếp các vấn đề mà thực tiễn ở doanh nghiệp và các địa phương đặt ra. Nhà trường đổi mới hợp tác về KH&CN theo hướng đẩy mạnh và gắn với các địa phương, các doanh nghiệp trong việc phối hợp triển khai các chương trình, đề tài, dự án KH&CN và tổ chức các hội thảo khoa học (như ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Cường Tân về việc chuyển giao giống lúa Hồng Đức 9; ký kết với Viện Nông nghiệp Thanh Hoá trong triển khai các đề tài NCKH và phối hợp tổ chức hội thảo; ký kết với Liên hiệp các Hội KH&KT Thanh Hoá trong đào tạo (đào tạo 04 viên cao học) và phối hợp tổ chức các hội thảo liên ngành,...).

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/htttt-20231222021416-e.jpg

 PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại buổi làm việc

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/z4998265696771-9b8569a148bfa1c40e25a9670cb87c12-20231222103129-e.jpg

 PGS.TS. Lê Viết Báu – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu ý kiến tại buổi làm việc

Đối với hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được triển khai đa dạng, phong phú và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực; tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong tất cả các lĩnh vực. Qua đó, trang bị cho sinh viên những kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, khơi dậy đam mê và ươm mầm các ý tưởng khởi nghiệp - tạo tiền đề giúp sinh viên có thêm động lực, kinh nghiệm trong quá trình lập nghiệp. Năm học 2022-2023, Nhà trường đã thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo Quyết định số 85/QĐ-ĐHHĐ ngày 11/01/2023 của Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức. Trung tâm có sứ mệnh kết nối, hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, ĐMST của Trường ĐH Hồng Đức và tỉnh Thanh Hóa; cung cấp các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp và KNĐMST cho HSSV, CBGV Trường ĐH Hồng Đức nói riêng và HSSV, thanh niên, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; từng bước kết nối với mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia nhằm hiện thực hóa mục tiêu chiến lược mà Trường ĐH Hồng Đức đã đề ra.

Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ ra một số hạn chế của hoạt động KHCN trong thời gian qua, đồng thời phân tích nguyên nhân và đề xuất một số phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn 2030 tầm nhìn 2045.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/1f9a6925-1-20231222103625-e.jpg

 PGS.TS. Lê Quang Hiếu – Trưởng khoa KT- QTKD phát biểu ý kiến tại buổi làm việc

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/z4998265755241-aafe0ce348cb5fead7416ceb57ff07e9-20231222103139-e.jpg

  PGS.TS. Ngô Chí Thành – Giám đốc Trung tâm GDTX phát biểu ý kiến tại buổi làm việc

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/z4998265720563-1bb759a7b1deea41807239c272aa5d03-20231222103139-e.jpg

  PGS.TS. Mai Văn Tùng – Trưởng khoa KHXH phát biểu ý kiến tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường, các đại biểu đã dành thời gian lắng nghe các đề xuất, kiến nghị của cán bộ giảng viên Nhà trường về hoạt động KHCN. Một số ý kiến có ý nghĩa gắn với thực tiễn phát triển hoạt động KHCN của khoa đào tạo, Nhà trường và tỉnh Thanh Hoá của PGS.TS. Phạm Thế Anh – TK. CNTT&TT; PGS.TS. Trần Thị Hải – TK. KHTN; PGS.TS. Lê Quang Hiếu – TK. KTQTKD; TS. Lê Văn Cường – TK. Nông lâm Ngư nghiệp; PGS. TS. Mai Văn Tùng – TK. KHXH, PGS.TS. Ngô Chí Thành - GĐ. TTGDTX. Nhìn chung các ý kiến tập trung kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh vào 3 nhóm đề xuất: Thứ nhất, về các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển hoạt động KHCN, ĐMST; UBND tỉnh cần có các chính sách thu hút chuyên gia có thành tích trong NCKH về các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ lõi; thu hút giáo sư, phó giáo sư đối với các ngành: Tự động hoá, Công nghiệp bán dẫn, Logistic, Luật, Toán học, Khoa học nông nghiệp về công tác tại Trường ĐH Hồng Đức; chính sách, cơ chế cho các nhóm nghiên cứu mạnh; chính sách hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm sau nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, bảo hộ giống cây trồng, bảo hộ quyền tác giả trong nước và quốc tế, xuất bản công trình khoa học có giá trị cao về khoa học và thực tiễn; chính sách đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu như: phòng thí nghiệm, máy móc, thiết bị; chính sách thưởng cho các tài sản trí tuệ và công bố quốc tế thuộc danh mục Web of Science và Scopus, bao gồm cả bài báo thuộc sản phẩm của đề tài các cấp; chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển Quỹ phát triển KH&CN Trường ĐH Hồng Đức: khuyến khích giao nhiệm vụ các doanh nghiệp, các tổ chức dành quỹ KHCN để đặt hàng nghiên cứu cho các nhóm nghiên cứu của Trường…

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/z4997944127657-18abb3ac5b29e73a7890caaae0ef20d0-20231222093307-e-20231222021439-e.jpg

 PGS.TS. Phạm Thế Anh – Trưởng khoa CNTT&TT phát biểu ý kiến tại buổi làm việc Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/z4998265720540-e9f92e786b90f10303685c09ee6427d9-20231222103130-e.jpg

  TS. Hoàng Đình Hải – Phó Trưởng khoa KHTN phát biểu ý kiến tại buổi làm việc 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/z4998201953764-cbef0cac54d3aa1330d0e94c0d9a81ef-20231222102529-e.jpg

TS. Lê Văn Cường – Trưởng khoa NLNN phát biểu ý kiến tại buổi làm việc 

Thứ hai là nhóm đề xuất về đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao tiềm lực KHCN gồm có: Nâng cao năng lực NCKH cho CBGV và sinh viên của Nhà trường thông qua đào tạo bồi dưỡng, tập huấn trong và ngoài nước; xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia, tiến tới đạt chuẩn quốc tế đối với các lĩnh vực: CNTT&TT, Tự động hoá, Bảo quản chế biến, Cơ khí chế tạo, Nông nghiệp công nghệ cao, Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo; Đầu tư nguồn lực cơ sở vật chất phát triển các trung tâm KHCN, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo trực thuộc trường,… đủ điều kiện tham gia thị trường KHCN; Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu KHCN/chuyển đổi số trong KHCN&ĐMST. Ngoài ra, Nhà trường cũng đề xuất UBND tỉnh giao trực tiếp các nhiệm vụ KHCN thúc đẩy tạo ra nhiều sản phẩm khoa học công nghệ mang thương hiệu của Trường ĐH Hồng Đức và của tỉnh Thanh Hóa: Cụ thể là hàng năm UBND tỉnh Thanh Hoá tạo điều kiện và xem xét ưu tiên phê duyệt các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh cho Trường ĐH Hồng Đức chủ trì (khoảng 20% tổng nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh) theo tinh thần Nghị định 109/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022, trong đó có một số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản; đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí 200 – 300 triệu/đề tài hỗ trợ CBGV cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo…

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/1f9a7028-20231222111045-e.jpg

  Ông Trần Duy Bình - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thanh Hoá phát biểu ý kiến tại buổi làm việc

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/1f9a7016jpg-20231222111236-e.jpg

Bà Vương Thị Hải Yến - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá phát biểu ý kiến tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở Khoa học Công nghệ, sở VHTT&DL, cũng có nhiều trao đổi, làm rõ những đề xuất kiến nghị của cán bộ giảng viên của Nhà trường; phân tích đánh giá nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đồng thời đưa ra các định hướng có tính gợi mở nhằm phát triển hoạt động KHCN tương xứng với tầm vóc và phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà trường.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/1f9a7045-20231222111235-e.jpg

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu kết luận tại buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang gửi lời chúc mừng tập thể sư phạm Nhà trường vì những thành tựu to lớn mà Trường ĐH Hồng Đức đã đạt được sau 26 năm xây dựng và phát triển đồng thời nhấn mạnh: Để hiện thực hoá mục tiêu xây dựng Trường ĐH Hồng Đức trở thành trung tâm nghiên cứu sáng tạo của tỉnh, của khu vực, trong nước và quốc tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó cần có sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của tập thể sư phạm Nhà trường. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao mục tiêu đặt ra của Nhà trường đến năm 2030, xây dựng được 1 đến 2 nhóm nghiên cứu mạnh; thành lập được 1 doanh nghiệp KHCN, có 70% kết quả NCKH các đề tài, dự án KHCN được ứng dụng trong đời sống, trong đó có 15 sản phẩm KHCN trở lên được chuyển giao và thương mại hoá. Cũng tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của Nhà trường đồng thời phân tích, làm rõ những vấn đề Nhà trường quan tâm, đề xuất và giao ngành chức năng nghiên cứu tham mưu cho tỉnh xem xét giải quyết những kiến nghị chính đáng của Nhà trường.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang mong muốn tập thể sư phạm Trường ĐH Hồng Đức tiếp tục đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập và phát triển. Đồng thời đề nghị Nhà trường tiếp tục nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu cơ chế chính sách để đẩy mạnh hoạt động KHCN, ĐMST; tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh một số các chính sách phát triển KHCN; xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu của Trường ĐH Hồng Đức và tỉnh Thanh Hoá; đẩy mạnh hội nhập, liên kết hợp tác với các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; xây dựng 3 nhóm nghiên cứu mạnh ở các lĩnh vực. Đồng chí cũng đề nghị mỗi CBGV Nhà trường ngoài làm tốt nhiệm vụ giảng dạy cần phải phát huy vai trò đại sứ lan toả những hình ảnh tốt đẹp của Trường ĐH Hồng Đức trong cộng đồng xã hội; tiếp tục phấn đấu hơn nữa, sớm đưa Trường ĐH Hồng Đức trở thành trường ĐH thông minh, đổi mới sáng tạo; là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước; hội nhập với các trường ĐH tiên tiến trong khối ASEAN và quốc tế, xứng đáng với những kì vọng và sự tin tưởng của tỉnh nhà./.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202312/Images/1f9a7092www-20231222021416-e.jpg

 Các đồng chí lãnh đạo Nhà trường chụp ảnh với  đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang và lãnh đạo một số ban ngành trong tỉnh

Tin liên quan