Trường Đại học Hồng Đức tuyển sinh Đại học Ngành Quản lý xây dựng - Cơ hội mới cho tương lai

03/04/2024

Năm 2024, Lần đầu tiên Khoa Kỹ thuật công nghệ - Trường Đại học Hồng Đức chính thức tuyển sinh Ngành Quản lý xây dựng trình độ Đại học. Ngành Quản lý xây dựng đang là ngành học được đánh giá cao và thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Đây cũng là ngành có nhu cầu nhân lực lớn, đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này, bài viết xin chia sẻ những thông tin cần biết về ngành Quản lý xây dựng.
Media/2002_ktcn.hdu.edu.vn/FolderFunc/202404/Images/05-nd-20240401040238-e.gif

1. Tìm hiểu ngành Quản lý xây dựng

 

Quản lý xây dựng (tiếng Anh là Construction Management) là một dịch vụ chuyên nghiệp sử dụng các kĩ thuật chuyên môn, quản lý dự án để giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án, từ đầu công trình đến khi hoàn tất. Mục tiêu của Quản lý xây dựng là kiểm soát thời gian, chi phí và chất lượng của một dự án. Hiểu một cách đơn giản, ngành Quản lý xây dựng là ngành trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hành tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình.

Theo học ngành Quản lý xây dựng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng trên các phương diện cụ thể: quản lý tài chính, quản lý nguồn lực, quản lý tiến độ, quản lý chi phí và chất lượng dự án; kiến thức về định mức và tổ chức lao động, tổ chức quản lý và giao khoán sản xuất, giám sát và nghiệm thu công trình. Sinh viên có năng lực phân tích, tổng hợp để quản lý công tác thi công trên công trường xây dựng; xây dựng các kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.

 

2. Cơ hội việc làm ngành Quản lý xây dựng

Tại hội nghị "Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành xây dựng", Bộ Xây dựng cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ngành xây dựng năm 2023 ước đạt 7,3 - 7,5%.  Theo báo cáo của VnDirect về tổng quan ngành xây dựng, hiện nay, hoạt động xây dựng công nghiệp sôi động trên con đường Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu. Theo đó, dòng vốn FDI dồi dào chảy vào Việt Nam mở ra cơ hội cho các nhà thầu với năng lực thi công nổi trội. Mỗi năm, dự báo  nhu cầu nhân lực ngành xây dựng tăng thêm 400.000 – 500.000 người, đến năm 2030 sẽ cần tới 12 – 13 triệu người (tức là trong 10 năm nữa, chúng ta cần gấp đôi nhân lực xây dựng hiện nay);

Cũng theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hiện nay, cả nước có hơn 7 triệu lao động đang làm việc trong ngành Xây dựng, con số này được cho là không đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực thực tế;

Như vậy, từ dữ liệu nêu trên, có thể dự báo:  Cơ hội việc làm trong ngành xây dựng trong thời gian tới là rất lớn,ở tất cả các vị trí khác nhau, từ lao động phổ thông đến vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, đào tạo chuyên nghiệp,…

Media/2002_ktcn.hdu.edu.vn/FolderFunc/202404/Images/hinh-anh-20240401040400-e.jpg

Nguồn vốn FDI dồi dào, ngành xây dựng Việt Nam đón sóng mới

3. Ngành Quản lý xây dựng ra trường sẽ làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng các vị trí công việc dưới đây:

- Làm các công việc quản lý: quản lý dự án, quản lý kỹ thuật – công nghệ, quản lý tài chính, quản lý chất lượng… trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản tại các cơ sở, ban, ngành, Ngân hàng, Kho bạc, các đơn vị đang thực hiện việc đầu tư và quản lý các công trình xây dựng.

- Chuyên viên tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng trong các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng;

- Kỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư, quản lý các dự án đầu tư xây dựng;

- Giám sát và nghiệm thu công trình về mặt tài chính, định mức và tổ chức lao động;

- Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng;

- Làm quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản;

- Làm tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư xây dựng.

- Tự phát triển doanh nghiệp tư nhân.

4. Mức lương của ngành Quản lý xây dựng 

Ngành Quản lý xây dựng có mức lương khá cạnh tranh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn. Mức lương phổ biến của sinh viên mới tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng dao động trong khoảng 12 – 15 triệu/ tháng.

5. Các khối thi vào ngành Quản lý xây dựng

- Mã ngành:  7580302

- Ngành Quản lý xây dựng xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Lý - Hóa học
  • A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
  • (A02): Toán-Lý-Sinh             
  • (B00): Toán-Hóa-Sinh

6. Tại sao nên chọn học ngành Quản lý xây dựng tại Đại học Hồng Đức?

- Học phí thấp: chỉ từ 12-14 triệu/ năm

- Quá trình đào tạo gắn với nhu cầu thực tế: từ chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp, thời gian giảng dạy, địa điểm thực tập,… được liên kết chặt chẽ với khối doanh nghiệp. Điều này giúp việc đào tạo theo sát được với nhu cầu thực tế, chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp…;

- Đội ngũ giáng viên Khoa Kỹ thuật công nghệ với 3 PGS, 8 Tiến sĩ và 11 thạc sĩ có chuyên môn, tâm huyết, trách nhiệm và chuyên nghiệp là điều kiện đảm bảo cho chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo của Khoa.

- Sinh viên được giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng:

Liên hệ:
- TS. Nguyễn Văn Dũng: 0943683669
- TS. Mai Thị Hồng: 0983851061
- TS. Nguyễn Thị Mùi: 0917442588

 

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN